Cà phê Robusta là gì? Sự thật thú vị về loại hình đầu tư cà phê này

Bạn là một “fan cứng” của cà phê nhưng lại chưa biết đến cà phê Robusta? Đừng lo, vì tất tần tật về cà phê Robusta đã được chúng mình cập nhật đầy đủ ngay bài viết dưới đây rồi! Cùng tìm hiểu xem cà phê Robusta là gì nhé!  

Cà phê được xem là một trong những thức uống phổ biến tại Việt Nam, không chỉ bởi hương vị thơm ngon, giá cả phải chăng mà đặc biệt, nó còn có khả năng “thức tỉnh” các cú đêm, giúp khởi động một ngày làm việc tràn đầy năng lượng.

Với những người sành cà phê, bên cạnh việc thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, họ còn muốn tìm hiểu, khám phá những loại cà phê khác nhau, phân biệt được hương vị đặc trưng của mỗi loại. Trong đó, Robusta là loại cà phê khá phổ biến tại Việt Nam, được nhiều người nghiên cứu, khám phá. Vậy cà phê Robusta là gì? Hương vị của chúng ra sao? Tại sao Robusta lại được ưa chuộng đến vậy? Cùng Giaodichcaphe.com tìm hiểu chi tiết nhé! 

Cà phê Robusta là gì? Ý nghĩa đằng sau từ “robusta”?

Hiểu về cà phê Robusta

Cà phê Robusta hay còn được gọi với cái tên khác là Coffea Canephora. Tại Việt Nam, người ta thường nhắc đến cà phê Robusta với cái tên Vối cho thân thuộc, gần gũi. Robusta được xem là một trong những loại cà phê khá phổ biến tại Việt Nam với hàm lượng caffein cao, thường dao động từ 3% – 4%, cao hơn so với những loại khác, vì vậy mà loại cà phê này thiên về vị đắng, chủ yếu được sử dụng trong cà phê hoà tan. 

Cùng với cà phê Arabica thì cà phê Robusta cũng có thể được coi là tổ tiên của các hạt cà phê khác. Bởi đây là hai loại cà phê đặc trưng, đem đến những hương vị, cảm nhận vô cùng thú vị. 

Cà phê Robusta là gì?

Cà phê Robusta là gì?

Ý nghĩa của từ Robusta

Thuật ngữ Robusta có nguồn gốc từ tiếng Anh, mang ý nghĩa mạnh mẽ. Điều này cũng phần nào thể hiện được tính chất cũng như hương vị của loại cà phê này. Chính vì vậy mà khi nhắc đến loại thức uống này, người thưởng thức sẽ có những ấn tượng rất riêng, khó mà lẫn vi những loại khác. Vậy cà phê Robusta có nguồn gốc từ đâu? Mùi vị cụ thể ra sao, cùng chúng mình khám phá những nội dung tiếp theo nhé! 

Nguồn gốc cà phê Robusta

Cây cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1800 ở Congo. Không lâu sau đó, loại cây này được nhân giống tự nhiên tại nhiều quốc gia khác nhau như Borneo, Polynesia, Costa Rica, Nicaragua, Jamaica,… Mãi cho đến năm 1900, cây cà phê Robusta du nhập đến Đông Nam Á, rồi được nhân giống, trồng trọt rộng rãi khắp. Hiện nay trên thế giới có hàng trăm loại cà phê khác nhau, trong đó cà phê Robusta chiếm 30% tổng sản lượng cà phê thế giới, trải khắp các nước Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và các vùng tại Nam Mỹ. 

Cà phê Robusta tại Việt Nam

Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, độ ẩm phù hợp, cùng với nguồn đất đai màu mỡ nên rất thích hợp để trồng trọt và phát triển giống cây cà phê Robusta. Robusta sau khi được du nhập đến Việt Nam, nó được trồng phổ biến ra nhiều tỉnh thành.

Hiện nay, cà phê Robusta được trồng chiếm gần 90% diện tích cà phê tại Việt Nam, chủ yếu tập trung ở Lâm Đồng, vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột Đắk Lắk. Ngoài ra, tại các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, … hay một số tỉnh phía Bắc như: Phú Thọ, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Bình,… cũng nhân giống và phát triển trồng loại cà phê này. Tuy nhiên, cà phê Robusta Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vẫn nổi tiếng hơn cả, trở thành thương hiệu cà phê chất lượng và được ưa chuộng bậc nhất. 

Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Loại cây này phát triển rất tốt, đem lại năng suất cao hằng năm. Thông thường, cà phê Robusta được trồng tại những khu vực có độ cao dưới 1000m. Loại này có chiều cao lên tới 10m khi trưởng thành. Nhìn chung, so với cà phê Arabica thì cà phê Robusta đem lại sản lượng cao hơn, trở thành loại cà phê được xuất khẩu nhiều nhất. 

    Cà phê Robusta tại Việt Nam

Cà phê Robusta tại Việt Nam             

Hương vị cà phê Robusta

Cà phê Robusta được trồng khắp Việt Nam. Mỗi vùng đất có những đặc trưng khí hậu khác nhau, vì vậy mà hương vị cà phê cũng sẽ khác nhau ở từng tỉnh thành. Nhìn chung, hương vị cà phê Robusta được trồng tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn đặc biệt hơn cả. Vậy cà phê Robusta có hương vị như thế nào, làm sao để phân biệt Robusta với những loại cà phê khác? 

Cà phê Robusta có mùi hơi gắt. So với vị của những loại cà phê khác, Robusta nằm trong khoảng từ trung tính đến rất gắt. Bạn đã bao giờ ăn bột yến mạch chưa? Vì vị cà phê Robusta được so sánh là giống như bột yến mạch đấy. Ngoài ra, khi ngửi loại cà phê chưa rang, bạn sẽ thấy khá giống đậu phộng tươi. Còn khi đem rang, nó sẽ cho những mùi thơm thoang thoảng, đem đến những ấn tượng khó quên. Có nhiều người còn nói vui rằng, cà phê Robusta còn có mùi như cao su bị đốt cháy. 

Mùi vị là một trong những yếu tố hàng đầu nhằm đánh giá chất lượng cà phê. Tuy nhiên, cà phê ngon hay dở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, có thể kể đến như hạt giống, khí hậu, sự chăm sóc, phân bón, quá trình thu hoạch, phương pháp chế biến, kinh nghiệm rang, … Cà phê Robusta cũng không nằm ngoài điều đó. 

Hạt cà phê Robusta và những lợi ích bất ngờ 

Cà phê Robusta chắc hẳn là thức uống “ruột” của rất nhiều người, nhất là với những người muốn có tinh thần tỉnh táo, tập trung để làm việc hiệu quả. Ngoài ra, cũng như những loại cà phê khác, Robusta còn được sử dụng như chất kích thích, giúp chống oxy hóa, lợi tiểu, hạ sốt đồng thời góp phần giảm các cơn hen co thắt. 

Bên cạnh đó, cà phê Robusta còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh mãn tính hay giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Không những vậy, đây còn là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong các sản phẩm làm đẹp cho phái đẹp như tẩy tế bào chết, son dưỡng, sửa rửa mặt, … giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da sạch sẽ, tươi sáng. 

Phân biệt cà phê Robusta với cà phê Arabica

Robusta hay Arabica đều là những loại cà phê nổi tiếng bởi chất lượng và hương vị thơm ngon, khiến những người trong giới sành cà phê “đổ đừ đừ”. Vậy mùi vị của Robusta và Arabica có nhiều khác biệt không? Và làm sao để phân biệt hai loại cà phê này? Cùng Giaodichcaphe tìm hiểu tiếp nhé! 

Theo nhiều nghiên cứu, cà phê Robusta và cà phê Arabica có mối quan thân thiết. Có người thì cho rằng, Robusta và Arabica là hai anh em họ. Cũng có nguồn thông tin nghiên cứu khác, Robusta chính là bố mẹ của cà phê Arabica. Để xác thực tính chính xác của các nguồn thông tin, một nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích trình tự gen của các loại cà phê.

Theo đó, cà phê Arabica hay còn gọi là giống Coffea Arabica chính là kết quả khi lai cà phê Canephora với một loại cà phê khác có tên là Coffea Eugenioides. Như vậy, nói cà phê Robusta và Arabica là họ hàng là không chính xác. 

Về hương vị, Robusta đem đến cho người dùng những ấn tượng khó phai, bởi chính hương vị không thể lẫn vào đâu được. Cà phê Robusta có hàm lượng pyrazine cao nên chúng thường đắng hơn, đồng thời độ chua thấp hơn cà phê Arabica. Khi kết hợp hai loại cà phê này theo một tỷ lệ nhất định chắc chắn sẽ cho ra một hương vị cà phê “không thể chối từ”. 

Về hình dáng bên ngoài, cà phê Robusta cũng có những đặc điểm khác so với cà phê Arabica, nhất là về phần hạt. Theo đó, Arabica có hình elip, dáng dài, giữa hạt là rãnh thường có hình lượn sóng. Trong khi đó, hạt cà phê Robusta thì nhỏ và tròn hơn, giữa hạt là rãnh có đường thẳng. 

Phân biệt cà phê Robusta và Arabica

Phân biệt cà phê Robusta và Arabica

Giá bán Cà phê Robusta

Cà phê Robusta thuộc loại khỏe và cứng cáp, chính vì vậy mà chúng có sức đề kháng cao với các loại dịch bệnh. Thông thường, cà phê Robusta đem lại sản lượng cao hơn so với cà phê Arabica, vì vậy mà giá thành cũng rẻ hơn, thường dao động trong khoảng 38.000 – 40.000 đồng. Ngoài ra, giá bán cũng tùy thuộc vào hoạt động cung – cầu của thị trường. 

Giao dịch cà phê, có nên đầu tư?

Nhắc đến cà phê, đa số mọi người nghĩ rằng đây chỉ là một sản phẩm dành cho tiêu dùng. Thực tế, ngoài nhu cầu tiêu dùng hằng ngày, thì cà phê là một trong những sản phẩm được chú ý đầu tư chỉ đứng thứ 2 (sau dầu mỏ) trên thế giới, trong đó phải kể đến hợp đồng cà phê tái sinh, hay còn gọi là hợp đồng CFD (Contract for Difference – Hợp đồng chênh lệch).

Hợp đồng này thường giao dịch hai loại cà phê là Robusta và Arabica. Theo đó, cà phê Arabica chiếm khoảng 70% tổng các loại cà phê, được đánh giá là loại cà phê hảo hạng, đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, cà phê Robusta lại có giá bán cao hơn. Vì vậy, bạn nên có những tìm hiểu để cân nhắc nên đầu tư vào loại cà phê nào sẽ hợp lý. 

Vậy bạn có nên đầu tư vào cà phê CFD? Cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn nhé! Theo đó, khi bạn đầu tư vào hợp đồng cà phê phái sinh, bạn có thể kiếm được nguồn lợi nhuận từ sản phẩm/hàng hóa khi nó tăng hoặc giảm giá, tức quá trình giao dịch hàng hóa xảy ra theo cả hai hướng.

Khi nhìn nhận và đánh giá thị trường, bạn có thể đưa ra những dự đoán về giá của cà phê, sau đó mở cho mình một vị thế phù hợp, có thể là vị thế mua (long/buy) hoặc vị thế bán (short/sell). Dựa vào những phân tích cơ bản, cùng với các phân tích kỹ thuật chắc chắn, đúng hướng chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chiến lược của bạn thành công trên thị trường cà phê nói riêng và thị trường tài chính nói chung. 

Như vậy, cà phê Robusta là một trong những loại cà phê chất lượng bậc nhất. Hiện nay, cà phê Robusta được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến, là “món ruột” của nhiều tín đồ mê cà phê. Ngoài việc dùng cà phê Robusta cho đời sống hằng ngày, đây cũng là hàng hóa để giao dịch. 

Trên đây là bài viết về cà phê Robusta là gì. Hy vọng qua đây bạn sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin về loại cà phê này. 

5/5 - (2 bình chọn)
Sàn forex mới
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
4,5 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
3,5 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
3,8 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
4,0 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
© Copyright 2021 Giao dịch cà phê. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.