Thực hư thị trường CFD lừa đảo hay không

Thông tin thị trường CFD lừa đảo đang khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang. Tìm hiểu thực hư vấn đề này để có được cái nhìn đúng nhất về CFD và cảnh giác lừa đảo.

Thị trường CFD đang ghi nhận khối lượng đầu tư mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh những thông tin về tính triển vọng của kênh giao dịch này, thì các nội dung quanh quanh vấn đề thị trường CFD lừa đảo cũng không ít. Điều này khiến những nhà đầu tư mới không tránh khỏi băn khoăn lo lắng. Dưới đây, Giaodichcaphe.com sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

Toàn cảnh bức tranh thị trường CFD

Vài năm trở lại đây, thị trường CFD ngày càng phát triển bùng nổ và ghi nhận tốc độ giao dịch tăng mạnh. Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường đang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn có không ít nhà đầu tư nhầm lẫn giữa CFD và Forex. Vì tính chất của nó khá tương đồng, đều là các kênh giao dịch online trên nền tảng phi tập trung. 

CFD – Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch, là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính phái sinh. Tại thị trường này, nhà đầu tư có thể giao dịch ngoại hối, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, tiền điện tử, hàng hóa (cà phê, dầu, năng lượng…).

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì CFD chính là một bản hợp đồng được thiết lập giữa người mua và người bán, quy định cụ thể giá mua bán một loại tài sản cơ sở nào đó mà không cần sở hữu nó. Đó chính là hình thức đầu tư phái sinh, giao dịch, lời lỗ phụ thuộc vào sự chênh lệch giá giữa thời điểm mua và bán.

Thị trường CFD rất tiện ích vì có thể giúp trader thu lợi nhuận ở cả 2 chiều tăng giảm. Nó cũng rất tiện lợi vì dễ đầu tư, có đòn bẩy, áp dụng cho nhiều sản phẩm và không cần số vốn nhiều. Chính vì những ưu điểm này, vài năm trở lại đây CFD đang ngày càng được quan tâm và đã có hàng triệu nhà đầu tư toàn cầu tham gia giao dịch.

CFD ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư toàn cầu

CFD ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư toàn cầu

Tìm hiểu bản chất về cách thức hoạt động của thị trường CFD

Muốn hiểu được thị trường CFD lừa đảo hay không, bạn cần hiểu được cách thức hoạt động của nó. Thông qua đó, bạn có thể phần nào đánh giá được sự minh bạch của thị trường này.

Như đã nói, hợp đồng chênh lệch CFD được thiết lập dựa trên một thỏa thuận về giá mua bán. Tức là giá chênh lệch trong một giai đoạn đã được thỏa thuận trước. Nếu tại thời điểm kết thúc hợp đồng mà giá cao thì người mua có lợi và ngược lại.

Không những giao dịch 1 chiều, trader còn có thể tham gia bán khống tài sản. Có nghĩa là, bạn chỉ mua những sản phẩm bạn nghĩ rằng sẽ tăng giá và bán các sản phẩm nghĩ rằng sẽ giảm giá. Việc mua bán được thực hiện giữa nhà đầu tư và sàn giao dịch CFD.  

Thị trường CFD lừa đảo hay không? 

Trở lại vấn đề chính là chúng ta đang tìm hiểu, thị trường CFD lừa đảo có thật không? Đây là một câu hỏi đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Và câu trả lời sẽ đến từ 2 vấn đề sau:

CFD có hợp pháp không?

CFD ra mắt lần đầu năm 1990. Tính đến nay, thị trường này đã trải qua 33 năm hoạt động và ngày càng lớn mạnh. Nó chủ yếu sử dụng để giao dịch các sản phẩm tài chính.

33 năm là khoảng thời gian quá đủ để chứng minh được sự tồn tại và lớn mạnh của CFD. Hiện nay, kênh giao dịch này đã được chấp nhận ở rất nhiều quốc gia: Pháp, Thụy Sĩ, Úc, Singapore, Thái Lan, Đức, Anh… 

Tất nhiên, mỗi quốc gia đều sẽ có những chính sách khác nhau để hướng dẫn nhà đầu tư tiếp cận thị trường CFD. Thậm chí, rất nhiều vùng lãnh thổ đã có những quy chuẩn pháp luật cụ thể về giao dịch CFD. Điều này cho thấy trên thế giới, CFD là một kênh giao dịch hợp pháp.

Tại các quốc gia Đông Nam Á, CFD là một hình thức đầu tư khá mới và chưa được nhiều quốc gia chấp thuận, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, có thể thấy đã có những cái nhìn tích cực hơn về CFD. Điển hình là Thái Lan và Singapore đã cho phép giao dịch CFD như một kênh đầu tư chính thống. 

CFD hợp pháp hay không còn phụ thuộc vào từng quốc gia

CFD hợp pháp hay không còn phụ thuộc vào từng quốc gia

CFD có được giám sát bởi các tổ chức tài chính không?

Hiện nay, hầu hết các sàn CFD hoạt động tại Việt Nam đều là sàn giao dịch quốc tế. Chính vì vậy, mặc dù chưa có hành lang pháp lý, nhưng rõ ràng nếu bạn giao dịch ở các sàn được cấp phép thì cũng rất an toàn. Vì mọi giao dịch của bạn sẽ được bảo vệ bởi các tổ chức tài chính cấp phép đó. 

Hiện nay, trên toàn thế giới CFD đã được công nhận. Chính vì vậy, cũng đã có rất nhiều cơ quan tài chính uy tín hàng đầu thế giới giám sát hoạt động các sàn CFD. cụ thể như:

  • Mỹ: NFA, CFTC
  • Úc: ASIC
  • Anh: FCA
  • Nhật: FSA
  • Hồng Kông: SFC…

Và rất nhiều những tổ chức tài chính ở các quốc gia trên toàn cầu. CFD là kênh giao dịch vừa có tính lịch sử, vừa có tiêu chuẩn pháp lý, lại được quản lý bởi các tổ chức tài chính uy tín. Với tất cả những điều này, liệu bạn có cho rằng thị trường CFD lừa đảo hay không?

Cảnh báo những dấu hiệu lừa đảo từ CFD và cách quản lý rủi ro khi đầu tư CFD

Sự uy tín và an toàn của thị trường CFD là không bàn cãi. Tuy nhiên, thực tế là hiện nay vẫn có không ít các nhà đầu tư vẫn phốt rất nhiều thông tin CFD lừa đảo trên các diễn đàn giao dịch. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào.

Thị trường CFD lừa đảo là không có cơ sở. Tuy nhiên những người đang tham gia vào thị trường này lừa đảo lẫn nhau là điều có thật. Và để nhận diện những kẻ lừa đảo, bạn hãy để ý xem mình có đang giao dịch với những vấn đề này hay không:

Sàn giao dịch CFD không có giấy phép

Như đã nói, giấy phép là một trong những bảo chứng quan trọng cho thấy độ uy tín của thị trường CFD. Nếu sàn giao dịch CFD mà bạn định tham gia không được chứng nhận từ bất cứ một cơ quan quản lý tài chính nào, hãy cẩn trọng. Đó có thể là những sàn giao dịch mới, không tên tuổi. Và với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì những sàn CFD kiểu này rất dễ bị sập. 

Sàn CFD không có giấy phép là dấu hiệu nguy hiểm

Sàn CFD không có giấy phép là dấu hiệu nguy hiểm

Có quá nhiều lời hứa màu hồng

Ngay cả việc giao dịch tại một sàn CFD hợp pháp cũng là điều khó khăn. Bạn cần tìm hiểu các kiến thức CFD để bắt đầu. Bạn cần học hỏi sản phẩm, tìm hiểu thị trường, học cách đặt lệnh và giao dịch. Mọi việc phải do bạn làm và tỷ lệ rủi ro là điều không thể tránh được.

Thế nhưng, thị trường CFD lừa đảo là chắc chắn nếu bạn nhận được những lời hứa màu hồng đại loại như:

  • Thu nhập hấp dẫn mà không cần bỏ công sức đầu tư
  • Lợi nhuận ổn định theo ngày, theo tuần, theo tháng
  • Các quỹ đầu tư sẽ giúp bạn giao dịch và bạn chỉ cần bỏ vốn
  • Đã có hàng triệu triệu phú, tỷ phú thành công với nền tảng. Đi kèm đó là hình ảnh nhà lầu, siêu xe, đồ hiệu…

Đó đều là những dấu hiệu của lừa đảo. Bạn biết rồi đấy, đã gọi là đầu tư thì luôn có khó khăn và rủi ro. Làm gì có miếng bánh nào ngon ngọt đến thế mà họ lại mất công đi chào mời?

Bị gọi và hối thúc liên tục về khoản đầu tư CFD

Nếu mỗi ngày bạn đều bị gọi để hối thúc tham gia cộng động đầu tư, hoặc là hối thúc nạp tiền để kiếm lợi nhuận thì hãy cẩn trọng. Mùi lừa đảo ở đây rất nặng nề và chắc chắn nó sẽ là cảnh báo đỏ cho tất cả. Như đã nói, tham gia đầu tư CFD tại các sàn giao dịch đều là việc làm tự nguyện. Sàn CFD có thể marketing, pr, truyền thông để khách hàng biết đến mình. Nhưng để hối thúc tham gia hay kêu gọi nạp tiền thì không bao giờ có. 

Nếu bạn luôn được kêu gọi đầu tư, hãy cẩn thận

Nếu bạn luôn được kêu gọi đầu tư, hãy cẩn thận

Công thức thành công 100%

Bán lệnh giao dịch, bán phần mềm giao dịch là một trong những vấn nạn của thị trường CFD lừa đảo. Và thật đáng tiếc là đã có hàng nghìn nhà đầu tư mắc vào cái bẫy này. 

Thị trường CFD biến động mạnh mẽ và sự biến động này phụ thuộc vào biến động của tài sản cơ sở. Ví dụ bạn đầu tư vào cà phê cfd. Mức giá cà phê sẽ dao động liên tục. Vậy thì làm gì có công thức thắng 100% cho lệnh giao dịch của bạn? 

Ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhất trên thị trường cũng chỉ có tỷ lệ trading thắng là 70%. Chính vì vậy, bạn cũng đừng nên mua các lệnh giao dịch hay phần mềm giao dịch. Kẻ lừa đảo đang tìm mọi cách để rút túi bạn đấy. 

Website giao dịch nghèo nàn, thậm chí là không có nền tảng giao dịch

Hãy dành một chút, thậm chí là nhiều chút thời gian để kiểm tra website của sàn CFD. Bạn không thể chỉ tin vào quảng cáo hấp dẫn của sàn CFD đó. Mọi vấn đề cần phải được tìm hiểu thực sự kỹ lưỡng. 

Trang web không đáng tin cậy sẽ đầy những thông tin quảng cáo. Tuy nhiên, các thông tin về sản phẩm, điều khoản, chính sách… sẽ rất mập mờ. Bạn nên nhớ, một nhà môi giới uy tín không cần phải che dấu bất cứ thông tin nào của mình. 

Và thậm chí, một số web còn không có nền tảng giao dịch. Hoặc họ chỉ có duy nhất 1 sản phẩm đầu tư và yêu cầu trader nhanh chóng nộp tiền để giao dịch. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy sàn CFD đó lừa đảo. Vì thông thường, một sàn CFD cũng thường được tích hợp với các sản phẩm tài chính khác như forex, tiền điện tử…

Cẩn trọng với các website không có nền tảng giao dịch

Cẩn trọng với các website không có nền tảng giao dịch

Kết luận

Thị trường CFD là một thị trường mở với rất nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu muốn bắt đầu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về thị trường này. Hãy bắt đầu với một khóa học cơ bản về CFD. Sau đó hãy tự tìm hiểu về sàn giao dịch và tự bảo vệ mình trước những kẻ lừa đảo. Một sàn CFD uy tín và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được nền tảng đầu tư an toàn, hiệu quả và bền vững nhất. 

Chúng ta đã tìm hiểu vấn đề thị trường CFD lừa đảo hay không. Chúc các bạn có được những khởi đầu thuận lợi nhất với thị trường này. Và quan trọng nhất, chuẩn bị cho mình những nền tảng tốt nhất để tránh được các mẹo bẫy lừa trên thị trường.

Rate this post
Sàn forex mới
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
4,5 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
3,5 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
3,8 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
4,0 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
© Copyright 2021 Giao dịch cà phê. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.